Thẩm duyệt PCCC đối với hệ thống báo cháy
1. Thiết kế – thẩm duyệt hệ thống báo cháy
Kỹ sư PCCC khi thiết kế bản vẽ, đệ trình hồ sơ tới cơ quan cảnh sát PCCC cần phải chú ý kiểm tra các quy định trong hai tiêu chuẩn sau đây:
– TCVN 3890:2023: Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – trang bị, bố trí.
– TCVN 5738:2021: Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
Danh mục nhà; hạng mục/khu vực; gian phòng và thiết bị phải trang bị hệ thống báo cháy tự động, thiết bị báo cháy cục bộ được quy định tại Phụ lục A TCVN 3890:2023 .
Hệ thống hoặc thiết bị báo cháy tự động trang bị cho nhà phải được kết nối với hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy theo quy định.
2. Những khu vực không cần trang bị hệ thống báo cháy
Trong nhà và công trình quy định tại Phụ lục A phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động và/hoặc hệ thống báo cháy tự động cho toàn bộ nhà và công trình, trừ các khu vực sau:
– Các phòng sản xuất với quy trình ướt, hồ bơi, phòng tắm, phòng rửa, phòng vệ sinh;
– Gian phòng hạng nguy hiểm cháy D;
– Hành lang bên;
– Thang bộ;
– Khoang đệm ngăn cháy có tăng áp;
– Khu vực không có nguy hiểm về cháy.
Đối với gian phòng trong nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F5 (không bao gồm các gian phòng F5 nằm trong nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác) đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động (các thiết bị khác của hệ thống báo cháy tự động phải trang bị bảo đảm theo quy định).
3. Hệ thống báo cháy cho nhà cao từ 50-150m
Nhà phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ; phải được bố trí các chuông báo cháy tự động ở tất cả các khu vực, bao gồm: các căn hộ, các phòng văn phòng, các hành lang, sảnh thang máy, phòng chờ sảnh chung, các phòng kỹ thuật thường xuyên có người làm việc và tương tự), trừ các gian phòng có điều kiện môi trường sử dụng bình thường luôn ẩm ướt.
– Tín hiệu báo cháy phải phân bố đồng thời trong khoang cháy / nhà và công trình
– Các tín hiệu báo cháy, nghe thấy rõ ở tất cả các địa điểm trong khoang cháy / nhà và công trình.
– Mức cường độ âm thanh ở tất cả các vị trí phải bảo đảm lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA và không lớn hơn 105 dBA.
Tín hiệu báo động bằng âm thanh đối với các khu vực ngủ phải lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 15 dBA (với điều kiện các cửa ra vào đều đóng).
Lưu ý: Trong trường hợp nhà và công trình có trang bị hệ thống âm thanh công cộng thì mức cường độ âm của các hệ thống này cần bảo đảm yêu cầu Điều 9.1.1 TCVN 5738:2021.
4. Báo cháy đối với nhà chung cư cao từ 75m đến 150m
Việc bảo vệ chống khói cho nhà, hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động thực hiện theo các quy định bổ sung sau đây:
a) Tất cả các phòng không phải căn hộ (gara, phòng phụ trợ, phòng kỹ thuật, không gian công cộng, khoang chứa rác và các phòng có công năng tương tự) và ống đổ rác phải có đầu phun sprinkler (trừ các gian phòng kỹ thuật điện, điện tử có yêu cầu bố trí hệ thống hoặc thiết bị dập lửa thể khí);
b) Bên trên các cửa vào căn hộ phải lắp các sprinkler nối với đường ống cấp nước chữa cháy thông qua rơ le dòng;
c) Hệ thống báo cháy tự động phải báo rõ địa chỉ của từng căn hộ. Trong các phòng của căn hộ và các hành lang tầng, kể cả sảnh thang máy phải lắp đặt đầu báo khói. Trong mỗi căn hộ phải trang bị hệ thống loa truyền thanh để hướng dẫn thoát nạn, bảo đảm mọi người trong căn hộ có thể nghe rõ thông báo, hướng dẫn khí có sự cố;
d) Cần trang bị hệ thống báo cháy, thiết bị, phương tiện chữa cháy tự động trong các kênh, giếng kỹ thuật điện, thông tin liên lạc và giếng kỹ thuật khác có nguy hiểm cháy;
e) Nguồn điện cấp cho hệ thống bảo vệ chống cháy gồm: thang máy phục vụ chuyên chở lực lượng, phương tiện chữa cháy; hệ thống bảo vệ chống khói; hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động; phải được lấy từ các tủ điện độc lập hoặc các bằng điện riêng với mẫu sơn khác nhau đi theo hai tuyến riêng biệt tới thiết bị phân phối của từng khoang cháy.
– Tín hiệu báo cháy phải phân bố đồng thời trong khoang cháy / nhà và công trình
– Các tín hiệu báo cháy, nghe thấy rõ ở tất cả các địa điểm trong khoang cháy / nhà và công trình.
– Mức cường độ âm ở tất cả các vị trí phải bảo đảm lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 10 dBA và không lớn hơn 105 dBA.
Tín hiệu báo động bằng âm thanh đối với các khu vực ngủ phải lớn hơn mức áp suất âm thanh của môi trường xung quanh ít nhất 15 dBA (với điều kiện các cửa ra vào đều đóng).
5. Yêu cầu riêng đối với hệ thống báo cháy thường
Diện tích bảo vệ của 01 kênh báo cháy và số đầu báo cháy
Số đầu báo cháy tự động lắp trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của trung tâm báo cháy tự động nhưng diện tích bảo vệ của mỗi kênh không lớn hơn 2 000 m2 đối với khu vực bảo vệ hở và 500 m2 đối với khu vực bảo vệ kín. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng theo yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn và tài liệu kỹ thuật của đầu báo cháy tự động do nhà sản xuất công bố và có tính đến điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ.
CHÚ THÍCH 1: Khu vực bảo vệ hở là khu vực khi đứng ở trong đó có thể quan sát thấy khói, ánh lửa nằm trong vùng diện tích bảo vệ của toàn bộ khu vực như kho tàng, phân xưởng sản xuất, hội trường…
CHÚ THÍCH 2: Khu vực bảo vệ kín là khu vực khi đứng ở trong đó không thể quan sát thấy khói, ánh lửa nằm trong diện tích bảo vệ của toàn bộ khu vực như trong hầm cáp, trần treo, các phòng đóng kín…
6. Yêu cầu chung đối với hệ thống báo cháy
Lắp đặt đầu báo tại các không gian bị che kín
Số lượng đầu báo cháy tự động cần phải lắp đặt cho một khu vực bảo vệ phụ thuộc vào yêu cầu phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực đó và phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của thiết bị.
Trường hợp nhà có trần treo giữa các lớp trần có lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, cáp điện, cáp tín hiệu thì phải lắp bổ sung đầu báo cháy ở trần phía trên.
Cách lắp đặt đầu báo tại các vị trí có dầm xà cột lớn
Các đầu báo khói và đầu báo nhiệt được lắp dưới trần nhà hoặc mái nhà. Trong trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà cho phép lắp trên dầm, xà, cột hoặc treo các đầu báo cháy trên dây dưới trần nhà nhưng phải cách trần nhà không quá 0,3 m tính cả kích thước của đầu báo cháy tự động và lưu ý các nội dung sau:
– Đối với nhà mái dốc và nhà mái đỉnh chữ A, vị trí lắp đặt đầu báo cháy đầu tiên phải nằm trong phạm vi khu vực 0,9 m tính từ đỉnh mái, ngoại trừ khu vực dưới mái và cách đỉnh mái 0,1 m theo phương ngang (đây được coi là vùng không khí chết, không chuyển động nên khi cháy nhiệt độ và khói khó xâm nhập được vào vùng này). Các đầu báo cháy còn lại được xác định vị trí và khoảng cách trên cơ sở hình chiếu bằng của mái, các thông số tính toán như trường hợp trần phẳng.
Phải lắp đặt bổ sung đầu báo cháy khói, đầu báo cháy nhiệt kiểu điểm ở bên dưới cấu trúc có chiều cao lớn hơn 0,4 m tính từ trần nhà đến vị trí thấp nhất của phần nhô ra và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 0,75 m.
Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới từ 0,08 m đến 0,4 m thì việc lắp đặt đầu báo cháy tự động được tính như trần nhà không có các phần nhô ra nói trên nhưng diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy tự động giảm 25 %.
Trường hợp trần nhà có những phần nhô ra về phía dưới trên 0,4 m và độ rộng nhỏ hơn 0,75 m thì việc lắp đặt đầu báo cháy tự động được tính như trần nhà không có các phần nhô ra nói trên nhưng diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy tự động giảm 40 %.
Yêu cầu đối với trần dạng hở
Đầu báo khói, đầu báo nhiệt kiểu điểm khi lắp đặt trên trần nhà cho phép được sử dụng để bảo vệ không gian bên dưới trần treo hở, nếu đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau:
– Khoảng hở có cấu trúc tuần hoàn và diện tích của nó vượt quá 40 % bề mặt;
– Kích thước tối thiểu của mỗi khoảng hở trong bất kỳ phần nào không nhỏ hơn 10 mm;
– Độ dầy của tấm trần treo không lớn hơn ba lần kích thước tối thiểu của lỗ hở.
Nếu một trong những điều kiện trên không được đáp ứng, các đầu báo phải được lắp đặt trong vị trí chính dưới trần treo, trường hợp cần thiết phải lắp đặt bổ sung đầu báo bảo vệ khu vực trên trần treo.
7. Tủ trung tâm báo cháy
Vị trí lắp đặt
Trung tâm báo cháy tự động phải đặt ở những nơi thường xuyên có người trực suốt ngày đêm. Trong trường hợp không có người trực suốt ngày đêm, trung tâm báo cháy phải có chức năng truyền các tín hiệu báo cháy và báo sự cố đến nơi trực cháy hay nơi có người thường trực suốt ngày đêm và phải có biện pháp phòng ngừa người không có nhiệm vụ tiếp xúc với trung tâm báo cháy.
Trung tâm báo cháy tự động phải có chức năng tự động truyền tin báo cháy đến đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Nơi đặt các trung tâm báo cháy phải có điện thoại liên lạc trực tiếp với đơn vị Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hay nơi nhận tin báo cháy.
Nguồn điện cấp cho tủ báo cháy
Trung tâm của hệ thống báo cháy tự động phải có hai nguồn điện độc lập: Một nguồn 220 V xoay chiều và một nguồn là ắc quy dự phòng.
Giá trị dao động của hiệu điện thế của nguồn xoay chiều cung cấp cho trung tâm báo cháy không được vượt quá ± 10 %. Trường hợp giá trị dao động này lớn hơn 10 % phải sử dụng ốn áp trước khi cấp cho trung tâm.
Dung lượng của ắc quy dự phòng phải bảo đảm ít nhất 24 h cho thiết bị hoạt động ở chế độ thường trực và 1 h khi có cháy.
Khi sử dụng ắc quy làm nguồn điện, ắc quy phải được nạp điện tự động
Lưu ý đối với nhà cao từ 50-150m:
Điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật nêu dưới đây phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 2 nguồn cấp độc lập:
– Thang máy chữa cháy;
– Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy;
– Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn;
– Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy;
– Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật;
– Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ – cứu nạn.
Giám sát và điều khiển các hệ thống, thiết bị khác
Trường hợp hệ thống báo cháy tự động dùng để điều khiển hệ thống chữa cháy tự động thì mỗi điểm trong khu vực bảo vệ phải được kiểm soát bằng 2 đầu báo cháy tự động thuộc 2 kênh hoặc 2 địa chỉ khác nhau.
Cáp, dây tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi
Cáp tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi, dây tín hiệu nối từ các đầu báo cháy trong hệ thống báo cháy tự động dùng để kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động là loại chịu nhiệt cao (cáp, dây tín hiệu chống cháy có thời gian chịu lửa 30 min). Cho phép sử dụng cáp tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi là loại cáp thường nhưng phải có biện pháp bảo vệ khỏi sự tác động của nhiệt ít nhất trong thời gian 30 phút.
Đối với nhà hỗn hợp cao từ 50 đến 150m, việc đấu nối dây điện từ thiết bị phân phối đầu vào đến các hệ thống bảo vệ chống cháy (thiết bị điện của hệ thống chữa cháy, báo cháy, hút xả khói, chiếu sáng thoát nạn…) phải được thực hiện bằng các cáp có khả năng chịu lửa, có lớp khỏang cách điện, có giới hạn chịu lửa không thấp hơn 120 phút
9. Hộp Nút ấn báo cháy
Hộp nút ấn lắp đặt bên ngoài nhà
Trường hợp nút ấn báo cháy được lắp ở bên ngoài tòa nhà thì khoảng cách tối đa giữa các nút ấn báo cháy là 150 m và phải có ký hiệu, chỉ thị vị trí rõ ràng. Nút ấn báo cháy lắp ngoài nhà phải là loại chống thấm nước hoặc phải có biện pháp chống nước mưa cũng như các tác động từ môi trường. Nơi lắp đặt các nút ấn báo cháy phải được chiếu sáng liên tục vào ban đêm.
Độ cao lắp đặt của hộp nút ấn
Nút ấn báo cháy được lắp bên trong, bên ngoài nhà và công trình, được lắp trên tường và các cấu kiện xây dựng ở độ cao 1,4 m ± 0,2 m tính từ mặt sàn hay mặt đất và có một không gian trống dạng nửa đường tròn bán kính 0,6 m xung quanh mặt trước của nút ấn.
Khoảng cách giới hạn cho phép đến hộp nút ấn
Trong trường hợp xét thấy cần thiết có thể lắp trong từng phòng. Khoảng cách giữa các nút ấn báo cháy không quá 45 m và khoảng cách từ nút ấn báo cháy đến lối ra của mọi gian phòng không quá 30 m.
10. Các loại đầu báo cháy
Diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy khói, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy khói với nhau và giữa đầu báo khói với tường nhà phải xác định theo Bảng 1, nhưng không được lớn hơn các trị số ghi trong tài liệu kỹ thuật của đầu báo cháy khói.
Khi lắp đặt đầu báo cháy khói kiểu điểm tại các khu vực có chiều rộng dưới 3 m, hoặc dưới sàn nâng hoặc trên trần treo và trong các không gian khác có chiều cao dưới 1,7 m, khoảng cách giữa các đầu báo quy định tại Bảng 1 được phép tăng 1,5 lần.
Bảng 1 Quy định lắp đặt đầu báo khói kiểu điểm
Độ cao của khu vực bảo vệ (m) | Diện tích bảo vệ trung bình của một đầu báo (m2) | Khoảng cách tối đa (m) | |
Giữa các đầu báo | Từ đầu báo đến tường nhà | ||
Đến 3,5 | Đến 85 | 9 | 4,5 |
Lớn hơn 3,5 đến 6 | Đến 70 | 8,5 | 4,0 |
Lớn hơn 6,0 đến 10 | Đến 65 | 8,0 | 4,0 |
Lớn hơn 10 đến 12 | Đến 55 | 7,5 | 3,5 |
Đầu báo khói tia chiếu
Các đầu báo khói tia chiếu được sử dụng cho các khu vực bảo vệ có độ cao đến 21 m. Khoảng cách giữa các tia chiếu với tường không lớn hơn 4,5 m và giữa các tia chiếu không lớn hơn 9,0 m. Đối với khu vực mái dốc hoặc mái chữ A, khoảng cách trên được xác định theo phương ngang.
Khoảng cách từ tia chiếu đến trần phải trong khoảng 0,025 m đến 0,6 m. Cho phép tia chiếu cách trần lớn hơn 0,6 m khi khoảng cách giữa các tia chiếu không lớn hơn 25 % chiều cao lắp đặt của đầu báo khói tia chiếu và khoảng cách giữa tia chiếu với tường không lớn hơn 12,5 % chiều cao lắp đặt đầu báo khói tia chiếu, khi đó khoảng cách của tia chiếu theo phương đứng đến điểm cao nhất của chất cháy không nhỏ hơn 2 m.
Khoảng cách giữa các đầu báo nhiệt kiểu điểm trên bề mặt bằng phẳng
Diện tích bảo vệ của một đầu báo nhiệt, khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy nhiệt với nhau và giữa đầu báo cháy nhiệt với tường nhà phải xác định theo Bảng 2, nhưng không được lớn hơn các trị số ghi trong tài liệu kỹ thuật của đầu báo cháy nhiệt.
Bảng 2 Quy định lắp đặt đầu báo nhiệt kiểu điểm
Độ cao của bảo vệ (m) | khu | vực | Diện tích bảo vệ trung bình của một đầu báo (m2) | Khoảng cách tối đa (m) | ||
Giữa các đầu báo | Từ đầu báo đến tường nhà | |||||
Dưới 3,5 | Đến 25 | 5 | 2,5 | |||
Từ 3,5 đến 6,0 | Đến 20 | 4,5 | 2,0 | |||
Lớn 9,0 | hơn | 6,0 | đến | Đến 15 | 4 | 2,0 |
Đầu báo lửa
Các đầu báo lửa trong các phòng hoặc khu vực bảo vệ phải được lắp trên trần nhà, tường nhà và các cấu kiện xây dựng khác hoặc lắp ngay trên thiết bị cần bảo vệ. Trường hợp phát sinh khói trong giai đoạn đầu của đám cháy thì khoảng cách của đầu báo lửa đến trần không nhỏ hơn 0,8 m.
Đầu báo khói kiểu hút
Chiều cao bố trí đầu báo:
Loại A: đến 30 m
Loại B: đến 18 m
Loại C: đến 12 m
Khoảng cách giữa các lỗ hút:
Giữa các lỗ hút tối đa 9m
Khoảng cách từ lỗ hút đến tường 4,5m