Chỉ dẫn kỹ thuật thi công PCCC
Hướng dẫn kỹ thuật THI CÔNG PCCC cho nhà ở và công trình
Bài viết CHỈ DẪN THI CÔNG PCCC cho nhà ở và công trình
Chỉ dẫn thi công hệ thống tiếp địa
7.5.3.1. Thi công pccc đối với cọc nối đất
Các yêu cầu kỹ thuật thi công cọc nối đất, như: chiều sâu chôn cọc, phương pháp thi công, yêu cầu đối
với vùng đất xung quanh cọc: Cọc nối đất được chôn sâu 2 m so với cốt 0,0 thi công bằng phương pháp ép
cọc. Đất xung quanh cọc là đất có có khả năng dẫn điện cao. Trường hợp không lựa chọn đƣợc khu đất đáp
ứng yêu cầu thì phải tiến hành thay thế đất xung quanh cọc với đường kính 1 m bằng đất màu hoặc đất sét.
7.5.3.2. Thi công lưới tiếp địa
Các yêu cầu kỹ thuật thi công lưới tiếp địa, như: yêu cầu về chiều sâu chôn lưới tiếp địa, phương pháp
đấu nối khi thi công lưới tiếp địa: Lưới tiếp địa được rải ở độ sâu 1,00m so với cốt 0,00. Các dây (hoăc các
thanh) tiếp địa được nối với nhau và nối với dây dẫn sét bằng phương pháp hàn.
7.5.3.3. Thi công dây dẫn sét
Các yêu cầu kỹ thuật thi công dây dẫn sét, như: yêu cầu về việc cố định dây dẫn sét vào công trình,
phương pháp đấu nối dây (nếu cần).
7.5.3.4. Lắp đặt kim thu sét
Các yêu cầu kỹ thuật thi công lắp đặt kim thu sét, như: khoảng cách giữa các kim thu sét, phương pháp
cố định vào công trình, phương pháp đấu nối với dây dẫn sét,…
7.5.4. KIỂM TRA, NGHIỆM THU
7.5.4.1. Đo điện trở tiếp đất.
Các yêu cầu đối với việc đo điện trở tiếp đất, như: yêu cầu về thời tiết khi đo, thiết bị đo, số điểm đo,…
7.5.4.2. Nghiệm thu thi công PCCC hệ thống chống sét công trình
Các yêu cầu đối với công tác nghiệm thu, như: yêu cầu về thành phần tham gia nghiệm thu, các điều
kiện tối thiểu cần đáp ứng khi nghiệm thu, các mẫu biểu, biên bản nghiệm thu.
CHƯƠNG 7.6 – PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CHO CÔNG TRÌNH
*****
7.6.1.THI CÔNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CHO CÔNG TRÌNH
7.6.1.1. Những vấn đề chung
Phạm vi của chương: Chuơng này nêu các định nghĩa, thuật ngữ, các tiêu chuẩn áp dụng, yêu cầu đối
với vật liệu, chuẩn bị thi công, thi công PCCC và nghiệm thu công tác PCCC cho các công trình xây dựng dân dụng
và công nghiệp.
7.6.1.2. Các chương và tài liệu liên quan
Các chương và các tài liệu liên quan: Chương 7.1-Cấp thoát nước; Chương 7.2-Hệ thống điện.
7.6.1.3. Các định nghĩa
-Hệ thống chữa cháy tự động: Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là loại hệ thống chữa cháy dập tắt
đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun sprinkler bị kích hoạt ở
ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước. Hệ thống là sự kết hợp giữa các cấu trúc đường ống dẫn, hệ thống
van tự động hoặc bằng tay, các đầu phun dạng vỡ theo nhiệt độ cho trước, hệ thống đo lường giám sát và kích
hoạt, cụm bơm áp lực và bể chứa.
7.6.1.4. Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng
Các tiêu chuẩn và quy phạm áp dụng đối với công tác PCCC, bao gồm nhưng không giới hạn ở các
tiêu chuẩn sau:
-Luật Phòng cháy và Chữa cháy;
165
-Quy chuẩn XD 06:2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn phòng cháy chữa cháy cho nhà ở
và công trình;
-TCVN 5738:1993-Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kĩ thuật;
-TCVN 4879:1989 (iSO 6309: 87)-Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn;
-TCVN 4878:1989 (iSO 3941: 77)-Phân loại cháy-Yêu cầu chung;
-TCVN 3254:1989-An toàn cháy. Yêu cầu chung;
-TCVN 5303:1990-An toàn cháy-Thuật ngữ và định nghĩa;
-TCVN 5738:2000-Hệ thống báo cháy tự động-Yêu cầu kỹ thuật;
-TCVN 5040: 1990-Thiết bị Phòng cháy và chữa cháy-Kí hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy
-Yêu cầu kĩ thuật;
-TCVN 6103:1996-Phòng cháy chữa cháy-Thuật ngữ-Khống chế khói;
-TCVN 5760:1993-Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung về thiết kế,lắp đặt và sử dụng;
–TCVN 7336:2003-Phòng cháy chữa cháy. Hệ thống sprinkler tự động. Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;
-TCVN 7161-1:2002Hệ thống chữa cháy bằng khí. Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 1: Yêu
cầu chung;
– TCVN 6100:1996 – Phòng cháy chữa cháy. Chất chữa cháy – Cacbon đioxit TCVN 6101 : 1996 –
Thiết bị chữa cháy. Hệ thống chữa cháy cacbon đioxit. Thiết kế và lắp đặt;
-TCVN 6102:1996-Phòng cháy chữa cháy. Chất chữa cháy. Bột;
– TCVN 7435-1:2004 – Phòng cháy, chữa cháy- Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy- Phần
1: Lựa chọn và bố trí”;
– TCVN 7435-2:2004 – Phòng cháy, chữa cháy- Bĩnh chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Phần
2: Kiểm tra và bảo dƣỡng;
-TCVN 2622:1995-Phòng cháy,chống cháy cho nhà và công trình-Yêu cầu thiết kế;
-TCVN 3991:1985-Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng-Thuật ngữ, Định nghĩa
-TCVN 6160:1996-Phòng cháy, chữa cháy-Nhà cao tầng-Yêu cầu thiết kế;
-TCVN 6161:1996-Phòngcháy và chữa cháy-Chợ và trung tâm thƣơng mại-Yêu cầu thiết kế;
-TCXD 218:1998-Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy-Quy định chung;
7.6.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT TƯ, THIẾT BỊ BÁO CHÁY
7.6.2.1. Tủ báo cháy
-Yêu cầu kỹ thuật đối với tủ báo cháy như: Khả năng phân vùng cháy, các tính năng kỹ thuật khác của
tủ. Tủ báo cháy loại địa chỉ, có trang bị đèn báo cháy, chuông báo cháy,… Trung tâm tiếp nhận và ra và ra lệnh
xử lý tín hiệu từ đầu báo cháy và các modul. Đối với các công trình lớn và quan trọng, muốn hệ thống báo
cháy làm việc chính xác, kịp thời giúp cho việc chữa cháy nhanh chóng.
– Trung tâm báo cháy còn có tính năng báo sự cố bằng tín hiệu khác tín hiệu báo cháy. Cụ thể là: khi
đầu báo hỏng, đường dây chập, đứt hoặc tủ có sự cố. Trung tâm sẽ báo bằng tín hiệu âm thanh và đèn chỉ thị
ngay trên tủ cũng như chuông và đèn tại các tầng.
– Trung tâm báo cháy phải có tính an toàn / bảo mật cao: phải giới hạn sự can thiệp vào hệ thống của
những người không có thẩm quyền. Quyền xâm nhập và can thiệp / cài đặt cấu hình hệ thống phải được chia
làm nhiều cấp để quản lý. Mỗi cấp có một mật khẩu để truy cập vào trung tâm báo cháy.
– Màn giao diện tương tác của tủ trung tâm là loại tinh thể lỏng LCD giúp nắm bắt thông tin nhanh
chóng, ưu tiên hiển thị các tín hiệu báo động, các ký tự được thể hiện rõ ràng, tối thiểu hiển thị được 8 dòng,
mỗi dòng 21 ký tự. Ngoài ra các phím bấm, đèn LED phải bố trí thuận tiện, dễ sử dụng và có thể kiểm tra tình
trạng ngay trên tủ.
-Tủ trung tâm báo cháy phải có bộ nhớ để lƣu trữ thông tin và có thể in ra giấy đồng thời hoặc khi cần
thiết bằng máy in phục vụ cho việc xác định sự cố hoặc công tác giám định của các cơ quan chức năng. Trung
tâm báo cháy phải có khả năng kiểm tra lại tín hiệu báo cháy.
– Khả năng nhận biết các sự cố hở mạch / ngắn mạch của các mạch nhận tín hiệu, mất bình điện dự
phòng hoặc nguồn điện cung cấp, mất tiếp đất.
– Báo hiệu nhanh và mô tả rõ ràng trên màn hình tinh thể lỏng, màn hình đồ hoạ các trƣờng hợp sự cố
và vị trí xảy ra sự cố làm ảnh hƣởng đến hoạt động của hệ thống nhƣ đứt dây, chập mạch, mất đầu báo…
– Các thông tin trao đổi giữa tủ điều khiển với các thiết bị ngoại vi phải dựa trên phƣơng thức kỹ thuật
số, điều này làm tăng nhanh thời gian phản hồi từ các thiết bị báo cháy. Ngoài ra, tủ trung tâm phải có khả
năng kiểm tra đầu báo (về độ nhạy, số lần báo động, lần bảo dƣỡng gần nhất..) mà không cần phải đến tận nơi
kiểm tra.
-Trường hợp 1 trong bộ vi xử lý CPU hay card điều khiển mạng lưới đầu báo bị hỏng thì tủ trung tâm
vẫn phải có khả năng làm việc bình thường và các thiết bị báo cháy vẫn có thể gửi tín hiệu về trung tâm. Điều
này nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động một cách tối ưu trong mọi tình huống khẩn cấp.
– Riêng với tủ trung tâm báo cháy chính phải có các dây đèn LED có thể lập trình hiển thị trạng thái
máy bơm chữa cháy, công tắc dòng chảy, van báo động…
-Khả năng dễ dàng nâng cấp, thay thế phần mềm và phần cứng cũng như hệ thống dây liên kết có thể
mở rộng cho phép kết nối thêm kiểu mạch nhánh T-tap… mà không làm thay đổi kết cấu cơ bản của hệ thống.
* Đặc tính kỹ thuật:
Đặc tính | Thông số kỹ thuật |
Thông số kỹ thuật của loop | Tối đa cho phép 250 thiết bị trên một loop. Mỗi một loop có một bộ vi xử lý riêng đảm bảo hệ thống hoạt động khi CPU hỏng, lỗi Giao tiếp số với CPU Chuẩn đoán báo cháy dƣới 750 milliseconds Dòng điện hoạt động: Chế độ tĩnh139 mA, chế độ báo cháy mA Kiểu đi dây: Class A or Class B Tiêu chuẩn: UL, ULC, CSFM, CE, EN54 |
7.6.2.2. Dây báo cháy
Yêu cầu kỹ thuật đối với dây báo cháy: Dây báo cháy là loại dây có khả năng chống cháy, có tiết diện
2×1,5 mm2, xoắn chống nhiễu.
7.6.2.3. Còi, đèn báo cháy
-Công suất tối thiểu cho còi là 75dB trong vòng 3m (theo NFPA 72); cho đèn flash là 75cd trong vòng
15m.
-Còi phải có khả năng reo: liên tục / ngắt quãng / trì hoãn.
-Có nhiều dải sản phẩm lựa chọn nhƣ loại treo trần, treo tường, chuông còi đơn hoặc kết hợp thành một
khối thống nhất.
– Trên bề mặt còi đèn có nhãn hiệu “FIRE” để nhận dạng riêng biệt cũng nhƣ gây chú ý trong trƣờng
hợp hoả hoạn.
* Đặc tính kỹ thuật:
Đặc tính | Thông số kỹ thuật |
Điện áp hoạt động | 16 to 33 Vdc |
Tiêu chuẩn | UL, FM, ULC, MEA, CSFM |
7.6.2.4. Nút ấn báo cháy:
-Phải là loại địa chỉ thông minh, có chip xử lý ngay trên nút ấn.
167
-Khả năng tự hoạt động ngay cả khi mất liên lạc với tủ trung tâm
-Tự động khai báo địa chỉ
-Trong trƣờng hợp thử kích hoạt, nút ấn phải có lẫy kích hoạt mà không cần phải đập vỡ kính
-Có đèn LED hiển thị trạng thái
– Bộ nhớ của nút ấn phải có khả năng lƣu trữ các sự kiện (lần báo động/bảo trì gần nhất, khoảng thời
gian hoạt động…) Các dữ liệu này không bị mất ngay cả khi mất điện.
* Đặc tính kỹ thuật:
Đặc tính | Thông số kỹ thuật |
Số lƣợng địa chỉ yêu cầu | Sử dụng một địa chỉ |
Hệ số tải trên loop | 1 load |
Tiêu chuẩn | UL, FM, ULC, MEA, CSFM |
* Yêu cầu kỹ thuật đối với nútấn báo cháy, như: lực tác động, độ nhạy, màu sắc, …
7.6.2.5. Đầu cảm biến nhiệt
Các yêu cầu kỹ thuật đối với đầu cảm biến nhiệt, như: ngưỡng nhiệt độ báo động cháy, dung sai về
nhiệt độ báo động, hình dáng của đầu báo, phương pháp lắp đặt,…
a. Đầu báo cháy nhiệt gia tăng địa chỉ
Đầu báo nhiệt dùng nguyên lý cảm biến nhiệt, làm việc theo chế độ liên tục Analog do đó ngoài tín
hiệu báo cháy còn phải có chức năng tự kiểm tra đánh giá, từ đầu báo luôn đƣợc giám sát tại trung tâm báo
cháy với 3 cấp độ.
+ Tình trạng bình thường
+ Báo có hư hỏng: Do va chạm hoặc có thể do các lỗi điện áp tại đầu báo quá thấp, bộ phận trong đầu
báo hỏng từ đó chúng ta có biện pháp khắc phục ngay.
+ Báo tín hiệu cực kỳ nguy hiểm: Khi nhiệt độ xung quanh đạt đến ngưỡng 90C/phút hoặc đạt đến
ngưỡng xấp xỉ 57oC.
-Phải là loại địa chỉ thông minh, có chip xử lý ngay trên đầu báo.
-Khả năng tự hoạt động ngay cả khi mất liên lạc với tủ trung tâm,
-Tự động khai báo địa chỉ
-Tự động thông báo về trung tâm tình trạng bụi bẩn, lỗi
-Bộ nhớ của đầu báo phải có khả năng lưu trữ các sự kiện (lần báo động /bảo trì gần nhất, khoảng thời
gian hoạt động…). Các dữ liệu này không bị mất ngay cả khi mất điện.
* Đặc tính kỹ thuật:
Đặc tính | Thông số kỹ thuật |
Loại cảm biến | Nhiệt cố định kết hợp gia tăng |
Điểm cảnh báo | Báo cháy khi nhiệt độ ở( 570C) hoặc nhiệt độ tăng 150F( 90C) trên một phút |
Các loại đế tƣơng thích | Đế bình thƣờng, đế relay, đế cách ly, đế có gắn còi báo cháy |
LED hiển thị trạng thái | 2 LED hiển thị trạng thái riêng biệt |
Địa chỉ yêu cầu | Chiếm một địa chỉ |
Hệ số tải trên loop | 1 load |
Tiêu chuẩn | UL, FM, ULC, MEA, CSFM |
b. Đầu báo cháy nhiệt cố định địa chỉ
– Đầu báo nhiệt dùng nguyên lý cảm biến nhiệt, làm việc theo chế độ liên tục Analog do đó ngoài tín
hiệu báo cháy còn phải có chức năng tự kiểm tra đánh giá, từ đầu báo luôn đƣợc giám sát tại trung tâm báo
cháy với 3 cấp độ.
+ Tình trạng bình thường
+ Báo có hư hỏng: Do va chạm hoặc có thể do các lỗi điện áp tại đầu báo quá thấp, bộ phận trong đầu
báo hỏng từ đó chúng ta có biện pháp khắc phục ngay.
+ Báo tín hiệu cực kỳ nguy hiểm: ngưỡng sấp sỉ 570C.
-Phải là loại địa chỉ thông minh, có chip xử lý ngay trên đầu báo.
-Khả năng tự hoạt động ngay cả khi mất liên lạc với tủ trung tâm,
-Tự động khai báo địa chỉ
-Tự động thông báovề trung tâm tình trạng bụi bẩn, lỗi
-Bộ nhớ của đầu báo phải có khả năng lưu trữ các sự kiện (lần báo động /bảo trì gần nhất, khoảng thời
gian hoạt động…) Các dữ liệu này không bị mất ngay cả khi mất điện.
* Đặc tính kỹ thuật:
Đặc tính | Thông số kỹ thuật |
Loại cảm biến | Nhiệt cố định kết hợp gia tăng |
Điểm cảnh báo | Báo cháy khi nhiệt độ ở( 570C) |
Các loại đế tƣơng thích | Đế bình thường, đế relay, đế cách ly, đế có gắn còi báo cháy |
LED hiển thị trạng thái | 2 LED hiển thị trạng thái riêng biệt |
Địa chỉ yêu cầu | Chiếm một địa chỉ |
Hệ số tải trên loop | 1 load |
Tiêu chuẩn | UL, FM, ULC, MEA, CSFM |
7.6.2.6. Đầu cảm biến khói
Các yêu cầu kỹ thuật đối với đầu cảm biến khói, nhƣ: thông số về nồng độ khói trong không khí ở thời
điểm phát báo động cháy, dung sai về nồngđộ khói, phƣơng pháp lắp đặt.
-Phải là loại địa chỉ thông minh, có chip xử lý ngay trên đầu báo.
-Khả năng tự hoạt động ngay cả khi mất liên lạc với tủ trung tâm.
-Tự động khai báo địa chỉ.
-Có thể điều chỉnh ngưỡng kích hoạt.
-Khả năng tự cảm nhậnmôi trƣờng xung quanh và tự động thay đổi ngƣỡng kích hoạt.
-Tự động điều chỉnh ngƣỡng theo ngày/đêm.
-Tự động thông báo về trung tâm tình trạng bụi bẩn, lỗi.
-Khả năng đánh giá, nhận biết nồng độ khói tránh báo động giả.
-Bộ nhớ của đầu báo phải có khả năng lƣu trữ các sự kiện (lần báo động /bảo trì gần nhất, khoảng thời
gian hoạt động…) Các dữ liệu này không bị mất ngay cả khi mất điện.
* Đặc tính kỹ thuật:
Đặc tính | Thông số kỹ thuật |
Loại cảm biến | Cảm biến Photoelectric – Light |
Các chế độ cài đặt ngƣỡng nhạy |
5 ngưỡng (1.0%/ft – 5%/ft.) |
Độ nhạy tiền báo cháy | Tăng 5%, tùy thuộc vào sự cài đặt chế độ tiền cảnh báo( có 20 chế độ) |
Các loại đế tƣơng thích | Đế bình thường, đế relay, đế cách ly, đế có gắn còi báo cháy |
LED hiển thị trạng thái | 2 LED hiển thị trạng thái riêng biệt |
Địa chỉ yêu cầu | Chiếm một địa chỉ |
Hệ số tải trên loop | 1 load |
Tiêu chuẩn | UL, FM, ULC, MEA, CSFM |
7.6.3. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬT TƯ, THIẾT BỊ CHỮA CHÁY KHI THI CÔNG PCCC
7.6.3.1. Máy bơm nước chữa cháy
Các yêu cầu đối với máy bơm nƣớc chữa cháy nhƣ: tiêu chuẩn áp dụng, lưu lượng cấp nước, áp lực
nước, dòng điện, công suất điện tiêu thụ, yêu cầu về kiểm định trước khi xuất xưởng,…
a. Tổ hợp bơm đặt tại khu vực tầng hầm:
+ Máy bơm điện : (máy bơm thường trực và máy dự phòng).
-Điện áp : 220v/380v-50Hz.
-Kiểu bơm: Máy bơm trục ngang (Double suction splitcase).
b. Vật liệu chế tạo bơm:
-Cánh bơm: Chế tạo bằng gang đúc.
-Vỏ bơm: Chế tạo bằng gang đúc.
-Trục bơm: Chế tạo bằng thép hợp kim.
c. Máy bơm bù áp:
-Điện áp : 220v/380v-50Hz.
-Kiểu bơm: Máy bơm ly tâm trục đứng nhiều tầng cánh.
d. Vật liệu chế tạo bơm:
-Cánh bơm: Chế tạo bằng gang đúc.
-Vỏ bơm: Chế tạo bằng gang đúc.
-Trục bơm: Chế tạo bằng thép hợp kim.
7.6.3.2. Đường ống cấp nước chữa cháy
Các yêu cầu đối với đường ống cấp nƣớc chữa cháy như: tiêu chuẩn áp dụng, vật liệu chế tạo, kích cỡ,
khả năng chịu áp lực, chiều dầy tối thiểu, phương pháp đấu nối,…
-Toàn bộ mạng đƯờng ống chữa cháy được dùng trong hệ thống là ống thép có độ dày trung bình theo
tiêu chuẩn BS.
– Đối với các đường ống có đƣờng kính từ DN80 trở lên có thể dùng ống thép đen và sử dụng liên kết
hàn.
– Đối với đường ống có đường kính từ DN80 trở lên khi liên kết theo nhánh với đường ống có đường
kính nhỏ hơn từ ba cấp ống trở lên thì cho phép khởi thủy trực tiếp không phải dùng tê. (Riêng đường ống trục
đứng phải dùng tê trừ các điểm đấu nối với đồng hồ áp lực và các thiết bị khác có đƣờng kính từ D32 trở
xuống).
-Đối với đường ống có đường kính từ D65 trở xuống phải dùng ống thép mạ kẽm và sử dụng liên kết
ren.
-Đường ống sau khi lắp đặt hoàn thiện trƣớc khi lắp đặt thiết bị phải tiến hành thử áp lựa. Áp lực thử có
giá trị bằng 1,5 lần áp lực làm việc lớn nhất của hệ thống, không tính áp lực nước va, nhưng không được nhỏ
hơn 14 kg/cm2. Độ sụt áp trên đƣờng ống không lớn hơn 5% so với áp lực thử sau 2 giờ chịu áp, không bơm
thêm nước vào trong đƣờng ống.
Quy trình sơn ống:
1. Trước khi sơn phải được làm sạch hết dầu, mỡ, bụi và hầu hết vảy thép, gỉ, sơn, các tạp chất lạ, chất
nhiễm bẩn còn lại bám dính rất chặt với bề mặt thép.
2. Ống cấp nước chữa cháy đi nổi trên màu sắc lớp sơn hoàn thiện phải là màu đỏ.
3. Đối với ống thép mạ kẽm: Phải sơn 01 lớp chất chất xử lý bề mặt để tạo kết dính giữ ống mã kẽm và
sơn. Sau đó sơn 01 lớp sơn lót và cuối cùng là 01 lớp sơn hoàn thiện.
+ Độ dày lớp xử lý bể mặt: 8-10 µm
+ Độ đày lớp sơn lót: 10-15 µm
+ Độ đày lớp sơn hoàn thiện: 25-30 µm
4. Đối với ống thép đen: Phải sơn 01 lớp sơn chống rỉ. Sau đó sơn 01 lớp sơn lót và Cuối cùng là 01 lớp
sơn hoàn thiện.
+ Độ dày lớp sơn chống rỉ: 15-20 µm
+ Độ đày lớp sơn lót: 10-15 µm
+ Độ đày lớp sơn hoàn thiện: 25-30 µm
5. Ống chôn ngầm phải được sơn chống rỉ và quét hai lớp bitum nhựa đường nóng chảy.
+ Độ dày lớp sơn chống rỉ: 20-25 µm
+ Độ dày lớp bitum nhựa đường nóng chảy tối thiểu mổi lớp 1 mm.
-Toàn bộ bích nối ống tuân theo tiêu chuẩn BS-4504
7.6.3.3. Lăng chữa cháy
Các yêu cầu đối với lăng phun chữa cháy: tiêu chuẩn áp dụng, vật liệu chế tạo, kích cỡ, khả năng chịu
áp lực, phương pháp đấu nối,…
a. Lăng phun cho cuộn vòi D50:
-Đường kính: D13
-Vật liệu: Hợp kim nhôm
-Khớp nối nhanh: D50
b. Lăng phun cho cuộn vòi D65:
-Đường kính: D19
-Vật liệu: Hợp kim nhôm
-Khớp nối nhanh: D65
7.6.3.4. Vòi phun nƣớc chữa cháy
Các yêu cầu đối với vòi phun chữa cháy: tiêu chuẩn áp dụng, vật liệu chế tạo, kích cỡ, khả năng chịu áp
lực, phƣơng pháp đấu nối,…
a. Cuộn vòi chữa cháy vách tường D50:
-Vòi dây mềm: Vải gai tráng lớp cao su
-Chiều dài: L = 20 m hoặc 30 m
-Đƣờng kính: DN50
-Ngoằm nối: TCVN
-Áp suất làm việc: 12 bar
b. Cuộn vòi chữa cháy vách tường D65:
-Vòi dây mềm: Vải gai tráng lớp cao su
-Chiều dài: L = 20 m hoặc 30 m
-Đường kính: DN65
-Ngoàm nối: TCVN
-Áp suất làm việc: 12 bar
7.6.3.5. Đầu phun nước tự động
Các yêu cầu đối với đầu phun nước chữa cháy tự đông bao gồm: tiêu chuẩn áp dụng, chủng loại, kích
cỡ, khả năng chịu áp lực, phương pháp đấu nối, nhiệt độ tác động…
a. Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler (quay lên và quay xuống):
-Hệ số dòng chảy: K = 8,1 metric (5,6 US)
-Đường kính đầu nối: 15 mm
-Nhiệt độ tác động: 680C .
-Cảm biến: Nhiệt
-Áp lực làm việc lớn nhất: 12 bar
–Tiêu chuẩn: UL, FM, NFPA
b. Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler quay lên D20:
-Hệ số dòng chảy: K = 11,2 US
-Đƣờng kính đầu nối: 20 mm
-Nhiệt độ tác động: 680C
-Cảm biến: Nhiệt
-Áp lực làm việc lớn nhất: 12 bar
-Tiêu chuẩn: UL, FM, NFPA
7.6.3.6. Van các loại
Các yêu cầu đối với van chữa cháy như van lưu lượng, van giảm áp, van chặn: tiêu chuẩn áp dụng,
chủng loại, kích cỡ, khả năng chịu áp lực, …
a. Van góc D50:
-Đường kính: DN50
-Áp suất làm việc: PN 10
-Thân van: đồng hoặc gang xám
-Liên kết: Ren
b. Van góc D65:
-Đường kính: DN65
-Áp suất làm việc: PN 16
-Thân van: đồng hoặc gang xám
-Liên kết: Ren
c. Van báo động (Alarm valve):
Phải bao gồm các mụcsau.
-Thân van: Gang
-Đồng hồ đo áp
-Buồng cân bằng áp
-Chuông cơ
-Công tắc áp suất
-Áp lực làm việc: 250 psi
-Tiêu chuẩn: VdS, LPCB, FM, UL
d. Công tắc dòng chảy (Flowswith)
-Công tắc và đế tựa: Nhôm đúc
-Đệm cao su lót giữa, lá tiếp xúc căn chỉnh.
-Thiết bị trễ thời gian có thể điều chỉnh từ 0-60 giây
-Tiếp điểm thường đóng, thường mở: 15A, 125/250 VAC-2A, 30VAC
-Tiêu chuẩn: VdS, FM, UL
e. Bình tích áp:
-Thể tích: 200L
-Áp suất: 10 bar đến 16 bar (loại 10 bar sử dung cho máy bơm chữacháy đặt trên tầng mái, loại 16 bar
cho hệ thống máy bơm màng ngăn cháy, hệ thống chữa cháy tầng hầm)
f. Đồng hồ áp lực:
-Đồng hồ áp lực đường kính mặt đồng hồ tối thiểu D90.
-Dải áp lực đo từ 0 đến 25 Bar.
g. Van chặn kiểu bướm D50 – D150 tín hiệu điện:
-Phải là loại van được thiết kế chuyên dụng cho hệ thống chữa cháy tự động.
-Phải có khả năng thể hiện trạng thái đống mở khi đƣợc kết nối với thống giám sát.
-Thân van: Gang xám
-Đĩa van: Thép không gỉ
-Liên kết: Mặt bích
-PN 16
-Tiêu chuẩn: BS5155, DIN 3202, ISO 5752
h. Van bướm tay gạt D50 – D150:
-Van bướm tay gạt, Kiểu Wafer
-Tiêu chuẩn chế tạo EN 593,
-Tiêu chuẩn giữa hai mặt bích EN558-1 seire20,
-Tiêu chuẩn mặt bích EN 1092-2,
-Tiêu chuẩn test: EN 12266
* Vật liệu chế tạo
-Thân gang đúc GJL250 Sơn phủ epoxy
-Cánh bằng gang dẻo GJS400.
-Vòng đệm EPDM.
-Ty van bằng Inox SS AICI 420.
-Tay gạt bằng nhôm đúc,
-Áp lực làm việc tối đa: 16kg/cm2 (PN16)
-Tiêu chuẩn : EN; ISO
i. Van cổng D65 – D300:
-Áp lực làm việc tối đa: 16kg/cm2 (PN16)
-Tiêu chuẩn: EN; ISO
k. Van chặn D15 – D50:
-Liên kết: Ren
-Áp lực làm việc tối đa: 16kg/cm2 (PN16)
-Xuất xứ: G7 hoặc tương đương.
l. Van một chiều:
-Van một chiều lò so
-Tiêu chuẩn chế tạo EN 1074-3,
-Tiêu chuẩn giữa hai mặt bích EN558-1
-Tiêu chuẩn mặt bích EN 1092-2,
-Tiêu chuẩn test: EN 12266
* Vật liệu:
-Thân gang đúc GJL250 Sơn phủ epoxy
173
-Cánh bằng gang dẻo GJS400
-Vòng đệm EPDM,
-Trục dẫn hướng bằng đồng
-Lò so bằng INOX,
-Áp lực làm việc tối đa: 16kg/cm2 (PN16)
-Tiêu chuẩn : EN, ISO
(Van một chiều loại lá lật chỉ được phép dùng cho những khu vực chỉ định trên bản vẽ thiết kế)
m. Van giảm áp và van an toàn:
-Thân van: Gang xám sơn phủ epoxy 150μ +/-50 μ
-Mặt bích: PN Theo tiêu chuẩn EN 1092-2
-Màng van: Cao su NBR
-Van Pilot: Thép không gỉ SS316
-Ống nối pilot: đồng
-Chứng chỉ: ACS-WRAS
n. Van xả khí D25:
-Lớp sơn bảo vệ: Sơn phủ Epoxy
-Thân van: bằng gang theo GJL 250
-Phao: bằng thép không rỉ.
-Liên kết: Ren
o. Rọ hút D150, D65:
-Tiêu chuẩn chế tạoEN 1074-3.
-Tiêu chuẩn giữa hai mặt bích EN558-1.
-Tiêu chuẩn mặt bích EN 1092-2.
-Tiêu chuẩn test: EN 12266
* Vật liệu:
-Thân gang đúc GJL250 Sơn phủ epoxy.
-Cánh bằng gang dẻo GJS400.
-vòng đệm EPDM.
-Trục dẫn hƣớng bằng đồng, Lò so bằng INOX.
-Áp lực làm việc tối đa: 16kg/cm2 (PN16)
-Lƣới lọc rác bằng thép mạ kẽm.
p. Khớp nối mềm D50 – D250:
-Khớp nối mềm cao su, lắp bích PN16
-Thân bằng cao su EPDM
-Mặt bích bằng thép mạ kẽm
-Áp lực làm việc tối đa: 16kg/cm2 (PN16)
q. Lọc xiên D65 – D200:
-Tiêu chuẩn chế tạo EN 1074-1
-Tiêu chuẩn giữa hai mặt bích EN558-1 seire20,
-Tiêu chuẩn mặt bích EN 1092-2,
-Tiêu chuẩn test: EN 12266
* Vật liệu:
-Thân gang đúc GJL250.
-Lưới lọc Inox SS AICI 420.
-Tay gạt bằng nhôm đúc
-Áp lực làm việc tối đa: 16kg/cm2 (PN16)
-Tiêu chuẩn: EN,ISO
r. Họng tiếp nước:
-Loại 4 cửa D65, 2 cửa D65
-Tiêu chuẩn: BS336
-Liên kết: Mặt bích
-Van xả áp ngƣợc: D25
s. Đồng hồ lưu lượng:
-Đồng hồ lưu lượng phải là loại chuyên dụng cho hệ thống máy bơm chữa cháy.
– Có dải lưu lượng tối thiểu tƣơng với máy bơm chữa cháy nhằm đảm bảo đo đủ và chính xác lưu
lượng của máy bơm chữa cháy.
-Tiêu chuẩn: FM
-Liên kết: Mặt bích
-PN: 16
t.Công tắc áp lực:
– Công tắc áp lực là bộ phận quan trong trong hệ thống chữa cháy. Đảm nhận việc kích hoạt hệ thống
máy bơm chữa cháy. Vì vậy công tắc áp lực phải được chọn là loại chuyên dụng cho các hệ thống bảo vệ.
-Tiêu chuẩn: UL
-Áp lực làm việc: 300 PSI
7.6.3.7. Bình chữa cháy
Các yêu cầu đối với bình chữa cháy (bình CO2, bình bột chữa cháy,…) nhƣ: tiêu chuẩn áp dụng, chủng
loại, kích cỡ, khả năng tác động, áp lực nén, …
a. Bình bột chữa cháy ABC:
-Trọng lƣợng: 4 ± 0.16 kg
-Áp suất làm việc: 1.2 Mpa
-Tầm phun xa: ≥ 3 M
-Thời gian phun: ≥ 14 s
-Nhiệt độ bảo quản:-20oC † 55oC
-Vật liệu: 08Al
b. Bình khí chữa cháy CO2:
-Trọng lƣợng: 3 kg hoặc 5 kg
-Tầm phun xa: ≥ 2,5 M
-Thời gian phun: ≥ 8 s
-Nhiệt độ bảo quản:-10oC † 55oC
-Vật liệu: CK45
c. Bình xe đẩy:
-Trọng lƣợng: 35,24 kg
-Tầm phun xa: ≥ 8 m
-Thời gian phun: ≥ 20 s
175
-Nhiệt độ bảo quản:-10oC † 55oC
7.6.4. Chỉ dẫn thi công PCCC
7.6.4.1.Lắp đặt hệ thống báo cháy
a. Lắp đặt tủ báo cháy
Trung tâm báo cháy phải được kiểm tra trước khi đƣa vào lắp đặt, phải định vị chắc chắn, đảm bảo về
khoảng cách, cao độ theo đúng tiêu chuẩn, đồng thời phải kiểm tra sự hoạt động của từng đầu báo, nút ấn và
các chức năng liên động với các hệ thống khác của trung tâm báo cháy
b. Lắp dây báo cháy
-Việc đi dây tín hiệu và hộp kỹ thuật được thực hiện cho từng khu vực, từng vị trí dấn đến các đầu báo,
từng tầng xong tầng này mới chuyển sang tầng khác
– Kiểm tra chủng loại, ký mã hiệu, ống ghen bảo vệ dây, dây, hộp nối kỹ thuật đồng thời đo kiểm tra
thông mạch toàn bộ các loại dây bằng thiết bị chuyên dùng trƣớc khi lắp đặt.
– Dùng dây mồi kéo dây tín hiệu đi trong ống bảo vệ, không đƣợc căng quá tránh việc đứt dây để chờ
đủ dây cho việc lắp thiết bị.
-Hộp kỹ thuật được lắp đặt cùng quá trình lắp đặt các đường dây.
c. Lắp đặt thiết bị báo cháy
Các thiết bị đầu báo, nút ấn, còi đèn, module trước khi lắp đặt phải được kiểm tra mã hiệu, chất lượng
và thử sự hoạt động. Sau khi lắp đặt xong thiết bị phải tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây tín hiệu của
các thiết bị về hộp kỹ thuật tầng, trung tâm báo cháy.
7.6.4.2. Lắp đặt hệ thống chữa cháy
a. Lắp đặt máy bơm nước chữa cháy
Phải đổ bê tông bệ bơm trước theo đúng kích thước và các lỗ bulông chờ tại bể bơm, bơm lắp xong
phải căn chỉnh bằng máy thuỷ bình, sao cho trục bơm và động cơ phải nằm trong cùng một trục định vị. Lắp
các đường ống hút,các phụ kiện, ống lắp theo phương pháp ren, hàn, các thiết bị bắt bích, nối máy bơm bằng
các khớp mềm chống rung. Lắp các loại tủ điều khiển bơm và kiểm tra chế độ khô cho tủ điện, khi khởi động
bơm thì lần lượt thứ tự bằng tay và sau đó cài đặt ngưỡng áp lực cho bơm bù, bơm và xả van điện từ và thử
nghiệm bơm chính.
b. Thi công đường ống cấp nước chữa cháy
– Phải lắp đặt đúng cao độ đã được phối hợp với các hệ thống kỹ thuật khác, khoảng cách và quy cách
quang treo giá đỡ tuân thủ theo bản vẽ triển khai thi công.
-Với ống có đường kính từ D80 trở lên dùng biện pháp hàn nối ống.
-Với ống có đường kính từ D65 trở xuống dùng phương pháp ren nối ống.
-Sau khi lắp đặt định vị các tuyến ống phải thử áp lực từng tuyến & tổng thể về độ kín khít & độ bền.
c. Lắp đặt tủ chữa cháy
– Tất cả các thiết bị trong hộp họng chữa cháy vách tường phải tuân thủ theo nhà sản xuất, bản vẽ thiết
kế và tiêu chuẩn hiện hành
-Phải đảm bảo khả năng thao tác thuận tiện và tính mỹ quan
-Khi lắp đặt xong phải tiến hành thử độ kín khít của các thiết bị van vòi
c. Lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động
– Lắp đặt các đầu phun SPRINKLER. Công việc này chỉ thực hiện khi trần giả của các tầng đã được
hoàn thiện. Trước khi lắp đầu phun chúng tôi dùng các thiết bị để kiểm tra chất lượng ví dụ như: Kiểm tra màu
sắc của thuỷ ngân, thử áp lực 6-8 at xem đầu phun có còn chịu được không (áp suất làm việc tối đa là 10 at)
nếu không chịu đƣợc bị phá vỡ thì bỏ đi… đầu phun nào đã được kiểm tra thì cho lắp lên trần.
176
7.6.5. KIỂM TRA, NGHIỆM THU
7.6.5.1. Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống báo cháy
– Các thiết bị báo cháy: đầu báo, nút ấn, chuông đèn, các module phải được kiểm tra công tác lắp đặt
thiết bị, các thông số kỹ thuật theo đúng yêu cầu của hồ sơ và được chạy thử trong trường hợp không tải và có
tải liên động với các hệ thống kỹ thuật khác trong công trình
– Kiểm tra trạng thái hoạt động của các hệ thống liên động bao gồm: tủ điều khiển tăng áp, hút khói,
thang máy, hệ thống chữa cháy
7.6.5.2. Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống chữa cháy
– Sau khi lắp đặt các thiết bị chữa cháy van vòi, đầu phun sprinkler phải kiểm tra trạng thái của các van
đóng mở tại các tầng, trục đứng, kiểm tra sự kín khít của các liên kết, trạng thái của các van điện, van chọn
vùng của hệ thống chữa cháy khí.
-Kiểm tra hệ thống tủ điềukhiển chữa cháy, các chế độ hoạt động của các bơm chữa cháy bằng tay và
tự động.
-Kiểm tra trạng thái hoạt động của các thiết bị báo cháy giám sát điều khiển chữa cháy
-Sau khi kiểm tra toàn bộ trạng thái hoạt động của hệ thống chữa cháy phải tiến hành chạy thử hệ thống
trong hai trường hợp đơn động và liên động với các hệ thống khác.